CHƯƠNG TRÌNH KHỐI LỚP 6 - TOÁN

CHƯƠNG TRÌNH KHỐI LỚP 6 - TOÁN

Phân phối chương trình môn Toán lớp 6

 

Zalo
Hotline

TUẦN

NỘI DUNG

Kiểm tra

SỐ HỌC

HÌNH HỌC

Báo điểm

1

Chương I ÔN TẬP & BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN §1 TẬP HỢP – PHÂN TỬ CỦA TẬP HỢP

-Làm quen với tập hợp các kí hiệu Є; tập hợp – Hai cách viết về một tập hợp (Liệt kê và tính chất đặc trưng).

§ 2 TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN

-Tập hợp N và tập hợp N* - Sự khác nhau giữa N và N* - Thứ tự trong tập hợp số tự nhiên.

§ 3 GHI SỐ TỰ NHIÊN

-Ghi số theo từng nhóm 3 chữ số - Hệ thập phân – Ghi số La Mã.

Chương I ĐOẠN THẲNG

§1 ĐIỂM ĐƯỜNG THẲNG

-Làm quen điểm là gì ? Đường thẳng là gì ? Điểm thuộc hay không thuộc đường thẳng ?

 

2

§ 4 SỐ PHẦN TỬ CỦA MỘT TẬP HỢP – TẬP HỢP CON

-Số phần tử của một tập hợp (một ; nhiều vô số và không có phần tử) – Tập hợp con – Hai tập hợp bằng nhau.

+Luyện tập : cách tính số phần tử của tập hợp

-Cách tính tổng các phần tử trong một tập hợp.

§ 5 PHÉP CỘNG VÀ PHÉP NHÂN

-Tổng và tích hai số tự nhiên – Các tính chất của phép cộng và phép nhân – Tính nhanh.

§ 2 BA ĐIỂM THẲNG HÀNG

-Thế nào là 3 điểm thẳng hàng ? 3 điểm không thẳng hàng. Quan hệ giữa 3 điểm thẳng hàng (nằm giữa, nằm cùng phía, nằm khác phía).

 

3

+Luyện tập : tính nhanh tổng, tích của các số tự nhiên dựa vào các tính chất của phép cộng và phép nhân – Sử dụng máy tính cầm tay (bỏ túi) để kiểm tra kết quả.

§ 6 PHÉP TRỪ VÀ PHÉP CHIA

-Điều kiện để phép trừ thực hiện được – Phép chia hết – phép chia có dư – các cách tính nhẩm (thêm bớt vào các số hạng ; thêm vào số bị trừ, số trừ, nhân thừa số này chia thừa số kia ; nhân cả số bị chia, số chia với cùng một số) – Tìm số dư.

§ 3 ĐƯỜNG THẲNG HÀNG ĐI QUA HAI ĐIỂM

-Nhận xét đường thẳng đi qua hai điểm – Cần chú ý về đường thẳng trùng nhau cắt nhau, song song.

 

4

+Luyện tập – Cách tìm x – Các cách tính nhẩm đối với các phép Toán – Sử dụng máy tính bỏ túi để kiểm tra kết quả.

§ 7 LŨY THỪA VỚI SỐ MŨ TỰ NHIÊN – NHÂN HAI LŨY THỪA CÙNG CƠ SỐ.

-Định nghĩa – Chú ý – Quy ước – Công thức tổng quát  - Quy tắc – So sánh hai lũy thừa.

§ 4 THỰC HÀNH TRỒNG CÂY THẲNG HÀNG

-Chôn các cây cọc xuống đất sao cho các cây thẳng hàng.

Kiểm tra 15 phút số học, báo điểm tháng 9 + 10

5

§ 8CHIA HAI LŨY THỪA CÙNG CƠ SỐ

-Quy tắc – Công thức tổng quát – Quy ước

-Chú ý – Số chính phương

+Luyện tập : vận dụng công thức đã học để tính nhanh về lũy thừa.

§ 9 THỨ TỰ THỰC HIỆN CÁC PHÉP TÍNH

-Nhắc lại về biểu thức – Thứ tự thực hiện phép tính có dấu ngoặc, không có dấu ngoặc – So sánh hai biểu thức : tìm x

§ 5 TIA

-Định nghĩa – Nhận xét hai tia đối nhau – Chú ý hai tia trùng nhau; không trùng nhau.

-Cách vẽ hai tia đối nhau.

-Điểm nằm giữa hai điểm

 

6

+Luyện tập : Tập hợp – Số phần tử của tập hợp – Tính tổng các phần tử của tập hợp. Thực hiện các phép tính – Tính giá trị - tìm x – Nhân, chia các lũy thừa cùng cơ số - So sánh các lũy thừa. Tính nhanh. Tập hợp con.

 

+Luyện tập – Điểm, đường thẳng – Thuộc đường thẳng không thuộc đường thẳng – Ba điểm thẳng hàng – Tia – Tia đối – Tia trùng nhau.

Kiểm tra 1 tiết số học báo điểm tháng 9 + 10

7

§ 10 TÍNH CHẤT CHIA HẾT CỦA MỘT TỔNG

-Ôn lại về quan hệ chia hết – Tính chất một.

-Công thức – Chú ý 1 – Chú ý 2 – Quy tắc – Tính chất 2- Công thức; chú ý 3 – Chú ý 4

-Không tính tổng chỉ áp dụng tính chất và chú ý để xét xem số đó có chia hết hay không ?

§ 11 DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO HAI, CHO NĂM.

-Nhận xét – Kết luận 1 – Kết luận 2 – Dấu hiệu 2 – Kết luận 3 – Kết luận 4 – Dấu hiệu chia hết cho 5 – Điền số vào dấu *

+Luyện tập – Chia hết cho 2, cho 5 – Tìm số dư – Xác định tổng có chia hết hay không ?

§ 6 ĐOẠN THẲNG

-Định nghĩa đoạn thẳng là gì ? – Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng.

 

8

§ 12 DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO BA, CHO CHÍN

-Nhận xét – Kết luận 1 – Kết luận 2 – Qui tắc

-Kết luận 3 – Kết luận 4. Qui tắc chia hết cho 3 – Thay số vào dấu * - Tìm số dư.

+Luyện tập : xác định số đó có chia hết cho 9, cho 3 – Tìm số dư – So sánh

§ 13 ƯỚC VÀ BỘI

-Xác định số nào là ước, số nào là bội

-Cách tìm ước – Cách tìm bội : Dạng tổng quát của bội hay ước của một số a.

§ 7 ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG

-Cách đo độ dài đoạn thẳng.

-Nhận xét – So sánh 2 đoạn thẳng – Vận dụng cách đo tính chu vi hay diện tích một hình

 

9

§ 14 SỐ NGUYÊN TỐ - HỢP SỐ - BẢNG SỐ NGUYÊN TỐ

-Số nguyên tố là gì ? Hợp số là gì ? Chú ý

-Học thuộc 25 số nguyên tố đầu tiên – Tính tổng, hiệu sau là số nguyên tố hay hợp số.

+Luyện tập :

-Các ví dụ - Các bài tập trong SGK, sách bài tập. Thay chữ số vào dấu *

§ 15 PHÂN TÍCH, MỘT SỐ RA THỪA SỐ NGUYÊN TỐ

-Phân tích một số ra thừa số nguyên tố là gì ?

-Chú ý – Nhận xét

§ 8 KHI NÀO THÌ AM+MB = AB ?

-Khi M nằm giữa A, B thì AM+MB = AB

-Tính độ dài đoạn thẳng .

-So sánh hai đoạn thẳng

Kiểm tra 15 phút hình học báo điểm tháng 11

10

+Luyện tập

-Phân tích các số ra thừa số nguyên tố

-Tìm số lượng các ước của một số.

§ 16 ƯỚC CHUNG VÀ BỘI CHUNG

-Ước chung của hai hay nhiều số là gì ?

-Qui tắc – Bội chung của hai hay nhiều số là gì ? Cách tìm qui tắc.

-Tìm giao của hai tập hợp – Tìm ước chung – Tìm bội chung.

+Luyện tập

-Tìm điểm nằm giữa hai điểm – Tính độ dài một đoạn thẳng chưa biết – So sánh độ dài hai đoạn thẳng…..

 

11

§ 17 ƯỚC CHUNG LỚN NHẤT

-Ước chung lớn nhất của hai hay nhiều số là gì ? – Chú ý – Tìm ước chung lớn nhất bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố - Chú ý – Cách tìm ước chung thông qua ƯCLN (Qui tắc).

-Hai số nguyên tố cùng nhau

+Luyện tập – Tìm ước chung thông qua ƯCLN – Tìm ƯCLN

§ 9 VẼ ĐOẠN THẲNG CHO BIẾT ĐỘ DÀI

-Vẽ đoạn thẳng trên tia dùng thước hay compa

-Nhận xét – Vẽ hai đoạn thẳng trên tia.

Kiểm tra 15 phút số học báo điểm tháng 11

12

§ 18 BỘI CHUNG NHỎ NHẤT

-Bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số là gì ? – Chú ý – Tìm bội chung nhỏ nhất bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố.

-Chú ý – Cách tìm bội chung thông qua BCNN (Qui tắc) – Tính nhẩm BCNN bằng cách nhân số lớn nhất với 1; 2; 3…..

+Luyện tập : Tìm bội chung – Tìm BCNN theo các cách đã học.

§ 10 TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG

-Trung điểm của đoạn thẳng  - Cách vẽ - Cách tìm (cần có hai ý)

 

13

-ÔN TẬP CHƯƠNG I

-Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa – Tính chất chia hết của một tổng – Dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 – Số nguyên tố - Hợp số - Ước chung – Ước chung lớn nhất – Bội chung – Bội chung nhỏ nhất – Các cách tìm ƯC – BC – ƯCLN – BCNN – Phần tử , số phần tử của tập hợp – Cách tìm x : Tính nhanh – phân tích một số ra thừa số nguyên tố…..

ÔN TẬP CHƯƠNG I

-Điểm - Đường thẳng – Tia – Đoạn thẳng – Trung điểm của đoạn thẳng

-Các tính chất trong 3 điểm thẳng hàng – hai tia đối nhau, trùng nhau

-Điểm nằm giữa 2 điểm cùng phía, khác phía đối với 2 điểm còn lại – Các bài tập tương tự. 

Kiểm tra 1 tiết sô học báo điểm tháng 12

14

CHƯƠNG II SỐ NGUYÊN

§ 1 LÀM QUEN VỚI SỐ NGUYÊN ÂM

Các ví dụ :

-Giới thiệu về số nguyên âm bên cạnh các số tự nhiên – Trục số - cách biểu diễn các số nguyên âm trên trục số.

§ 2 TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN

-Số nguyên – Tập hợp số nguyên gồm số gì ? Kí hiệu – Chú ý – Hai số đối nhau – Tìm số đối của một số.

 § 3 THỨ TỰ TRONG TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN

-So sánh 2 số nguyên dựa vào trục số- Số liền trước – Số liền sau – Nhận xét – Giá trị tuyệt đối của một số nguyên là gì ? – Nhận xét về giá trị tuyệt đối của một số nguyên – Tìm giá trị tuyệt đối của một số nguyên.

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA

CHƯƠNG I

-Điểm – Đường thẳng – Ba điểm thẳng hàng – Tia

Đoạn thẳng – Điểm nằm giữa 2 điểm còn lại.

-Khi nào thì AM + MB =AB

-Tính độ dài đoạn thẳng

-So sánh độ dài của 2 đoạn thẳng – Xác định điểm đó có là trung điểm của đoạn thẳng không ?

Kiểm tra 1 tiết hình học, báo điểm tháng 12

15

§ 4 CỘNG 2 SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU

-Cộng 2 số nguyên dương – Cộng 2 số nguyên âm – Qui tắc

§ 5 CỘNG 2 SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU

-Ví dụ : Quy tắc cộng 2 số nguyên khác dấu.

-So sánh 2 số nguyên – Tìm x – Tính giá trị của biểu thức.

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

-Làm các đề kiểm tra học kỳ I trong đề cương của Quận 10